Đà Nẵng: Đi tìm ánh sáng tự do với tác phẩm “Sóng thời gian”

Sáng 23/4/2022, tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Đà Nẵng (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã diễn ra sự kiện Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Sóng thời gian” của Phạm Minh Thông. Tác phẩm này đã đánh dấu hành trình có được tự do từ chính trải nghiệm của bản thân.

Sự kiện nằm trong sự kiện “Ngày hội văn hóa đọc Đà Nẵng 2022”

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện “Ngày văn hóa đọc Đà Nẵng 2022” do Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng tổ chức nhằm khuyến khích tinh thần đọc sách của người dân, nâng cao dân trí và phổ biến tầm quan trọng của việc đọc sách.

Tác giả Phạm Minh Thông đã chia sẻ nên câu chuyện xoay quanh tác phẩm “Sóng thời gian”

Tới dự buổi giới thiệu sách có những nhà văn, nhà thơ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, các cơ quan báo đài, đồng chí nguyên là lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể từng hoạt động trên địa bàn và các độc giả từ nhiều nơi đến tham dự.

Nhiều văn, thi sĩ cũng tới chương trình như để tiếp thêm động lực cho tác giả

“Sóng thời gian” là một cuốn hồi ký được xuất bản vào năm 2019 của Phạm Minh Thông. Ông từng nổi danh với cương vị một doanh nhân có tiếng của mảnh đất Đà Thành những năm cuối 80, đầu 2000. Về lĩnh vực xây dựng ông từng là người đặt nền móng để thành phố Đà Nẵng trở thành “Thành phố của những cây cầu” khi ông là Kiến trúc sư thiết kế nên Cầu quay sông Hàn.

Cứ ngỡ đó chỉ là thiên phú duy nhất của ông nhưng khi ông ra mắt nhiều tập thơ do mình tự sáng tác, và hơn hết là cuốn hồi ký “Sóng thời gian” thì giới văn, thi sĩ lại được một phen trầm trồ bởi lẽ chưa bao giờ họ thấy được một kỹ sư lại có thể uốn nắm những câu từ hay tới vậy.

Đây là một ấn phẩm mang nhiều nỗi niềm, cảm xúc của tác giả

Ông Phạm Minh Thông – Tác giả có chia sẻ lại rằng: “Ngày tôi viết sách nhiều người hiểu nhầm là tôi đang nghiên cứu bản vẽ vì chỉ biết tôi với vai trò một Kiến trúc sư. Tới lúc xuất bản sách họ cũng chỉ nghĩ đó là người có tên trùng với tôi chứ không có ai biết là tôi. Chỉ khi họ nhìn kỹ vào tấm ảnh được in màu trên sách họ mới bất ngờ vì không nghĩ một người có tiếng trong lĩnh vực được cho là khô khan lại có thể viết được sách, mà đó lại là cuốn sách hồi ký dài hơn 500 trang”.

Hồn thơ của Phạm Minh Thông được khoác lên mình làn điệu bài Chòi

Cuốn hồi kỳ được phân làm 16 chương, đó là những mảnh ký ức của tác giả được xây dựng theo thời gian tuyến tính từ bé cho tới khi tác giả nhập ngũ, xuất ngũ, từ lúc chưa có gì trong tay tới lúc thành đạt, nổi tiếng.

Tác giả Phạm Minh Thông chia sẻ rằng mình luôn có một bến đỗ hạnh phúc là người vợ, chị cũng là một Nhà thơ  ( Chị Lê –  vợ của anh bên phải ngoài cùng)

Cứ ngỡ những con Sóng thường êm đềm như mảnh đất thân thương nơi ông sinh ra và lớn lên (Quảng Nam). Nhưng thực sự ngoài những con sóng bé thì luôn có những con sóng lớn, bởi sức mạnh tự nhiên thì chưa bao giờ con người có thể đánh giá từ một hay vài ngày được. Tên tựa đề đã nói ra được nguyên nhân tác giả chọn tên “Sóng thời gian” làm tên cuốn sách hồi ký của mình.

Tác giả Phạm Minh Thông ký tặng sách cho độc giả

“Những con sóng bé, sóng êm đềm chúng ta có thể thấy được bằng ánh mắt. Nhưng những con sóng ngầm liệu mấy ai thấy được, cho đến những người từng xem mình là chủ đại dương cũng không biết khi nào những con sóng đó sẽ ập tới, xé toạc mọi thứ và nhấn chìm mọi công sức, danh tiếng cả đời để gây dựng. Những năm 2000, khi đó tôi còn nhớ chính là cái ngày khánh thành cầu quay sông Hàn, ngay vào tối hôm sau tôi đã bị đón bắt ngay trên đường về.

Khi đó tôi bị đưa vào nhà lao Hòa Sơn (quận Hòa Vang, Đà Nẵng), thời điểm đó tôi còn nhớ rất nhiều thông tin báo đài đăng tên tôi như là một kẻ tội thần, một kẻ ăn trên sinh mạng người khác nhưng mấy ai biết tôi vô tội. Thời điểm ở trong trại giam, tôi đấu tranh tư tưởng giữa sự sống và cái chết nhưng suy đi nghĩ lại thì một người lính cộng sản như tôi không thể nào dễ khuất phục được, vậy là tôi đấu tranh và cuối cùng cũng có được thành quả tìm được lại tự do những năm 2005”.

Từng ở một vị trí mà không ai có thể đứng, Phạm Minh Thông từng có mọi thứ trong tay từ danh vọng, tiền tài, hạnh phúc gia đình cho tới lúc lâm vào cảnh tù đày, bị truyền thông quay lưng và cả xã hội xa lánh xem ông là một tội thần, một kẻ phản quốc nhưng đối với những người bên cạnh ông vẫn luôn tin rằng anh Thông vô tội.

Nhà thơ Vũ Thị Hội (bút danh Vạn Lộc) tâm sự: “Tôi quen anh Thông mấy chục năm, cách sống anh ấy luôn là tấm gương để tôi noi theo. Đối nhân, xử thế cùng với tấm lòng thiện lương không bao giờ hại ai thì không lẽ nào mà anh ấy lại muốn gây hại cho cuộc sống hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Cũng vì thế nên ngày mà anh Thông bị bắt tôi cũng là một trong những người giúp phần kêu oan, để sau này cuối cùng những lá thư, lá đơn này được Đảng và Nhà nước xem xét lục lại vụ án tìm lại công bằng cho anh”.

Với nhiều độc giả khi đọc cuốn sách “Sóng thời gian”, người ta lại tiếc cho một kiếp người hi sinh để rồi nhận lại chẳng được bao nhiêu, nhưng với nhiều người họ lại thấy được một ý chí, một sức sống để thêm nguồn động lực cho bản thân mình bước tiếp. Chị Ly Kha (35 tuổi, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) rất đỗi hạnh phúc khi được gặp người viết nên cuốn sách ‘gối giường’ của mình, chị tâm sự rằng: “Năm 2020, tôi có được một người bạn tặng cho cuốn sách Sóng thời gian, người bạn đó còn bảo tôi thêm rằng đó là một cuốn sách của một kỹ sư sống tại Đà Nẵng viết nên.

Cũng do thời điểm đó dịch bệnh nên tôi ở nhà, mà số sách trong nhà tôi đã đọc nhiều lần nên đã chọn mở cuốn sách mới này ra để đọc. Vậy là tôi đã bị cuốn theo câu chuyện một người đàn ông tự bước đi trên đôi chân mình, những ý chí kiên cường, sự mạnh mẽ táo bạo đó làm tôi cảm phục hoàn toàn. Tôi đã mong rằng mình sẽ được gặp và xin chữ ký của chú, cảm ơn chú đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi những lúc khó khăn nhất”.

Hồi kết của buổi giới thiệu là lễ ký tặng sách của tác giả, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, độc giả đã xin chữ ký của tác giả Phạm Minh Thông. Trong đó nhiều người gọi ông là ‘nhà văn’ nhưng ông không dám nhận và chỉ muốn mọi người gọi mình là tác giả hay ‘người viết sách’, bởi ông luôn tâm niệm mình làm tới đâu chỉ nhận tới đó, mọi thứ chỉ tốt khi nó ở trạng thái vừa đủ, lúc đó thì tâm của chúng ta sẽ được yên an.

Đại tá Lê Anh Dũng – Nhà báo – Tác giả trường ca “Có một Bình Dương”

           

Cũng trong buổi giới thiệu sách, tác phẩm “Có một Bình Dương” được xướng lên. Đây là một món quà mà Đại tá Lê Anh Dũng – Tác giả cuốn trường ca Có một Bình Dương dành tặng cho mảnh đất Bình Dương anh dũng, bất khuất.

Chiến Thắng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *